Nhà xưởng mái tôn được thiết kế hoàn toàn bằng các tấm tôn lợp và khung sắt thép hoặc tường gạch. Với mái tôn nhà xưởng có kết cấu là khung thép tiền chế có tính di động, thời gian làm nhanh, chi phí thi công thấp nên được rất nhiều doanh nghiệp sản xuất lựa chọn. Ngoài ra với vật liệu tôn lợp được làm từ thép cán mỏng mạ kẽm nên độ bền rất cao, được sản xuất với nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau nên cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho các công trình nhà xưởng công nghiệp.

Mái tôn nhà xưởng

Tiêu chí lựa chọn tôn lợp mái nhà xưởng

Khi làm mái tôn cho hệ thống nhà xưởng chủ đầu tư cần lưu ý một số tiêu chí sau để đảm bảo tính năng sử dụng, độ an toàn, chất lượng công trình và chi phí phù hợp.

  • Độ dày: phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tại khu vực nhà xưởng. Với những nơi có khí hậu khắc nghiệt nắng gắt, mưa bão thường xuyên cần lựa chọn loại tôn dày để đảm bảo độ chắc chắn, độ bền cho nhà xưởng mái tôn.
  • Tính năng của tôn lợp mái: mỗi một loại tôn lợp có ưu – nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại tôn lợp mái cho nhà xưởng. Các tính năng của tôn lợp ảnh hưởng rất nhiều đến giá làm mái tôn nhà xưởng, do đó để tối ưu được chi phí thì nên cân nhắc giữa nhu cầu và những lợi ích của từng loại tôn lợp mang lại.
  • Màu sắc: tôn lợp mái có các màu như màu đỏ, xanh dương, xanh rêu, xanh nhạt, trắng sữa,… chủ đầu tư có thể lựa chọn màu sắc hợp mệnh, theo phong thủy,…
  • Số lượng sóng tôn: có các loại 5 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng. Số lượng sóng tôn ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái khi trời mưa, tôn có số lượng sóng ít thì khả năng thoát nước nhanh hơn.
  • Giá tôn lợp mái: mỗi một loại tôn, một thương hiệu sản xuất tôn có mức giá bán khác nhau. Do đó cần căn cứ vào chi phí đầu tư để lựa chọn loại tôn tốt nhất trong khoảng chi phí đó.

Ưu điểm khi làm mái tôn nhà xưởng

  • Khả năng chống nóng, che nắng mưa, chắn bụi bẩn hiệu quả.
  • Là vật liệu nhẹ, tuổi thọ cao, đảm bảo thẩm mỹ cho công trình
  • Khả năng chống thấm dột hiệu quả, bảo vệ nhà xưởng không bị xuống cấp và luôn như mới.
  • Mái tôn với kết cấu dạng khung – dầm vững chắc chống chọi tốt với mưa bão – gió lớn.
  • Mái tôn với suất đầu tư nhỏ – mạng lại hiệu quả cao theo năm tháng sử dụng so với kết cấu nhà xưởng bằng kết cấu bê tông cốt thép.

Báo giá làm mái tôn nhà xưởng

Mái tôn nhà xưởng được dùng để lắp đặt, xây dựng nhà xưởng với chi phí đầu tư rẻ so với loại kết cấu nhà bê tông cốt thép nên được khá nhiều công ty, doanh nghiệp lựa chọn để thi công khu nhà xưởng hoặc kho chứa. Giá làm mái tôn được tính theo m2, loại tôn lợp mái nhà xưởng sử dụng, hệ thống cột, khung sắt thép,…

Bảng giá thi công mái tôn nhà xưởng

Giá thi công mái tôn trọn gói

Chúng tôi chuyên thiết kế – thi công lắp đặt mái tôn nhà xưởng trên toàn quốc

  • Cam kết uy tín – Chất lượng – Giá Tốt – Bảo Hành Lâu dài.
  • Chính sách bảo hành lên đến 03 năm. Khi bảo hành không tính thêm bất kỳ phụ phí nào.
  • Bảo hành, bảo trì, sửa chữa toàn quốc.
  • Nhân viên đem mẫu tư vấn – đo đạc tại công trình.
  • Lắp đặt tiến độ nhanh – chất lượng đảm bảo.
  • Hỗ trợ thiết kế miễn phí – Vận chuyển miễn phí và lắp đặt theo yêu cầu, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Các loại mái tôn nhà xưởng phổ biến

Để có một nhà xưởng mái tôn đảm bảo an toàn, chất lượng cần phải chú trọng vào thiết kế và lựa chọn loại tôn lợp mái phù hợp. Một số loại tôn được sử dụng phổ biến cho các nhà xưởng công nghiệp, xưởng sản xuất hay các nhà kho:

  • Tôn 5 sóng vuông: Ưu điểm là chiều cao sóng lớn nên chống tràn nước tốt, khả năng thoát nước nhanh. Giữa các sóng lớn được thiết kế thêm các sóng phụ có tác dụng tăng độ cứng cho tấm tôn lợp. Với các công trình mái tôn nhà xưởng sử dụng tôn 5 sóng được cho phép thiết kế khoảng cách xà gồ lớn nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn, từ đây giúp tiết kiệm chi phí xà gồ cho chủ đầu tư.
  • Tôn 7 sóng vuông: giữa 2 chân sóng cũng được thiết kế thêm sóng phụ để tặng độ cứng nhưng chiều cao sóng thấp. Thường được sử dụng để làm vách ngăn hoặc làm mái nhà xưởng ở những khu vực ít mưa.
  • Tôn 9 sóng vuông: số lượng sóng nhiều, chiều cao sóng thấp, các sóng đều nhau nên loại tôn này có tính thẩm mỹ rất cao, thường được sử dụng để làm vách cho công trình nhà xưởng công nghiệp.
  • Tôn lợp mái Seamlock: loại tôn lợp mái nhà xưởng không cần dùng đến ốc vít, chiều cao sóng lớn, có khả năng chống dột tuyệt đối cho công trình.
  • Tôn Cliplock (kliplock): có khả năng chống tràn, thoát nước cực kì hiệu quả khi trời mưa to, khi lắp đặt mái tôn nhà xưởng không dùng ốc vít nên không cần lo lắng vấn đề gỉ sét hay ăn mòn.
  • Tấm nhựa lấy sáng: là tấm nhựa trong suốt giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho không gian bên trong, có khả năng chịu nhiệt, chịu áp lực cao. Tấm lấy sáng thường được sử dụng cho phần mái và vách.

Cấu tạo của mái tôn nhà xưởng

Đối với mái tôn nhà xưởng khung thép thì cấu tạo gồm có các bộ phận sau:

Cấu tạo khung thép

Khung thép của hệ thống mái tôn nhà xưởng là phần chịu lực chính nên đòi hỏi sự chắc chắn. Khung thép có kết cấu từ các thanh thép liên kết với nhau bởi các mối hàn hoặc vít, bu lông. Trong cấu tạo khung thép được gồm có:

  • Khung chính gồm có cột, dầm và vỉ kèo bằng thép. Cột và vỉ kèo có dạng chữ H hoặc I, được thiết kế đủ khả năng chịu lực cao. Để liên kết cột và vỉ kèo sẽ sử dụng bản mã hoặc bu lông.
  • Khung ngang
  • Khung phụ

Thi công nhà xưởng mái tôn công nghiệpThi công nhà xưởng mái tôn công nghiệp khung sắt thép

Cấu tạo mái tôn của xưởng

So với các vật liệu xây dựng khác thì tôn lợp mái gọn nhẹ, thi công nhanh – dễ và linh hoạt hơn. Ngoài ra thì chi phí làm rẻ nên khi thi công nhà xưởng sẽ được lựa chọn nhiều hơn. Cấu tạo của phần mái tôn gồm có:

  • Tôn lợp là phần che chắn nắng mưa cho toàn bộ không gian bên trong của nhà xưởng. Loại tôn lợp được sử dụng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp để lựa chọn sao cho đáp ứng được đầy đủ tính năng và mang lại hiệu quả cao, thời gian sử dụng lâu dài nhất.
  • Kèo
  • Ốc vít: giúp liên kết các tấm tôn lợp với kèo, khung đảm bảo độ bền sự chắc chắn cho mái tôn khi thời tiết mưa bão lớn. Ốc vít thường được làm bằng inox mạ crom, có độ cứng và khả năng chống chịu ăn mòn cao. Ngoài ra còn có thêm roong cao su, keo kết dính để đảm bảo độ khít hạn chế nước mưa chảy vào bên trong qua các mũi khoan ốc vít.

Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát cho mái tôn nhà xưởng có thể sử dụng quạt thông gió hoặc hệ thống ống nước phun sương sẽ giúp giảm nhiệt trong những ngày hè nắng nóng đỉnh điểm.

Quy trình thi công mái tôn nhà xưởng

Quy trình thi công lắp đặt mái tôn nhà xưởng tại Cơ khí Thuận Phát được tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, nhu cầu của chủ đầu tư
  • Bước 2: Khảo sát công trình
  • Bước 3: Lên bản vẽ thiết kế hệ thống nhà xưởng gửi chủ đầu, trao đổi thống nhất bản thiết kế hoàn chỉnh.
  • Bước 4: Tính toán chi phí và gửi báo giá.
  • Bước 5: Ký hợp đồng.
  • Bước 6: Tiến hành thi công theo bản vẽ và phương án đã thống nhất với chủ đầu tư.
  • Bước 7: Kiểm tra hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 8: Bảo hành định kì.

Một số mẫu mái tôn nhà xưởng đẹp

Thi công mái tôn

Nhà xưởng mái tôn dùng để chứa đồ và hàng hóa

 

Mẫu mái tôn nhà xưởng công nghiệp

Mái tôn nhà xưởng sản xuất công nghiệp

 

Mái tôn nhà kho

Mái tôn nhà xưởng có kết hợp tấm nhựa lấy sáng giúp tiết kiệm điện năng chiếu sáng cho không gian bên trong xưởng

 

Mái tôn chống nóng nhà xưởng

Nhà xưởng dùng tôn lợp mái chống nóng

0965.470.422